Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19: Phân tích các tác động tiềm ẩn của COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong năm nay. Dựa trên tình hình hiện tại, chúng tôi tìm hiểu các tác động tiềm ẩn của đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này đi đôi với một mức độ đáng kể các yếu tố không chắc chắn. Cụ thể là, khi xảy ra đại dịch COVID-19, các dự đoán được kiểm tra lại và điều chỉnh lại mỗi tuần kể từ khi bắt đầu xảy ra đợt bùng phát đại dịch.
Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác. Do vậy, các kịch bản và dự đoán liên quan đến các tác động đối với kinh tế Việt Nam cũng tương quan với các tác động đối với kinh tế của các nước khác sau đợt bùng phát đại dịch COVID-19.
Chúng tôi hy vọng ấn phẩm này có thể giúp các doanh nghiệp chuẩn bị, đối phó và vượt qua môi trường đầy rủi ro và biến động.
Triển vọng kinh tế hiện tại của Việt Nam
Dựa vào những dự báo đã được diều chỉnh lại trong tháng 4/2020, triển vọng ngắn hạn của kinh tế Việt Nam vẫn là tích cực.
Việt Nam được cho là một trong số ít quốc gia sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020, mặc dù những quốc gia khác trên thế giới được dự báo rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, có những dao động đáng kể trong các dự báo hiện tại, nhấn mạnh những yếu tố không chắc chắn đáng kể vẫn có khả năng xảy ra trong tháng 5/2020.
Sau khi gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007, một đặc điểm đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua là mối liên kết lớn mạnh và ngày càng tăng với các nền kinh tế khác, thông qua thương mại và đầu tư. Hai trong số những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trước đó là: (1) mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài và (2) khả năng xuất khẩu của cả nước. Hơn 50% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam nhắm vào các thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh.
Kết quả Quý 1 cho đến nay đã hiển thị kết quả hỗn hợp. Việt Nam dường như có khả năng duy trì tổng mức xuất khẩu đến các thị trường xuất khẩu trọng yếu. Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng sẽ thấy tác động mạnh mẽ hơn trong Quý 2 và Quý 3, vì những số liệu Quý 1 này chưa phản ánh bất kỳ sự suy thoái nào trong nền kinh tế nói chung hoặc tiêu dùng ở Hoa Kỳ và ở Châu Âu.
Triển vọng kinh tế chậm hồi phục sẽ xuất hiện từ các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
Trong giai đoạn sắp tới, một yếu tố chính ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam sẽ là tác động của sự bùng phát COVID-19 đối với các chỉ số tiêu dùng của các thị trường xuất khẩu lớn - cụ thể là Hoa Kỳ và Châu Âu.
Các dự báo gần đây nhất từ WTO, tháng 4 năm 2020, dự báo sự sụt giảm chưa từng thấy trong thương mại toàn cầu, theo đó giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ và Châu Âu dự kiến sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Các báo cáo ngành gần đây dự báo sự sụt giảm chưa từng thấy trong tiêu dùng: (1) giày dép và may mặc; và (2) điện thoại / thiết bị điện tử tiêu dùng liên quan khác vào năm 2020. Hầu hết các kịch bản cho hai ngành này hiện dự kiến sẽ còn giảm trong Quý 2 và Quý 3 của năm 2020, với sự phục hồi dần đến mức nhu cầu trước khủng hoảng COVID-19 vào cuối năm 2020 và vào Quý 1 năm 2021.
Mặc dù Quý 1 của năm 2020 chỉ cho thấy một tác động nhỏ và hạn chế đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng điều tồi tệ nhất có thể ở phía trước trong Quý 2 và Quý 3, vì: (1) nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính dự kiến sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm chưa từng thấy; và (2) sẽ có sự cạnh tranh tăng cường từ Trung Quốc, với việc Trung Quốc sẽ dần trở lại kinh doanh bình thường trong quý 2. Cả hai yếu tố này đều đặt ra những mối đe dọa đáng kể đối với cán cân và thặng dư thương mại của Việt Nam cho năm 2020, và trên lộ trình dần trở lại tình hình trước khi bùng phát COVID 19.
Nguồn tham khảo:
Pwc Việt Nam. “TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID -19 ĐỐI VỚI KINH TẾ VIỆT NAM”. Pwc Việt Nam, Tháng Năm 2020. https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/economy-covid19.html.